您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1
NEWS2025-01-27 13:15:28【Thế giới】3人已围观
简介 Pha lê - 25/01/2025 10:12 Kèo phạt góc bảng gia tỷ số bóng đá hôm naybảng gia tỷ số bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(4645)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
- Nóng trên đường: Những pha lái ẩu đến ngớ ngẩn của tài xế ngày cuối năm
- Phú Yên thêm 21 người nhiễm Covid
- Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?
- Soi kèo góc Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1
- Bi kịch nhân đôi của người chồng mất vợ vì Covid
- Cuộc đời của Tony Hsieh
- Cảnh giải cứu ngoạn mục xe tải mắc kẹt ở lưng chừng núi
- Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân
- Siêu xe bị ném pháo hoa khi chờ đèn đỏ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thành Trung phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: baclieu.gov.vn
Lễ khởi động giai đoạn một Nhà máy Điện gió Hòa Bình 5 đã diễn ra tại xã Vịnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu vào ngày 11/10. Giai đoạn một có công suất 80MW với tổng kinh phí đầu tư 3.200 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích 28ha với 26 trụ tuabin gió, công suất từ 3 – 3,3 – 4,2 MW/tuabin, cao trên 140m.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết, Nhà máy Điện gió Hòa Bình 5, giai đoạn 1 là dự án điện gió thứ 10 của tỉnh được triển khai và là dự án điện gió thứ 2 thi công trên đất liền. Đây là một trong những công trình Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Theo ông Dương Thành Trung, đây là dự án điện gió trên bờ lớn nhất của tỉnh cũng như của cả nước trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện năng. Ông Trung nhấn mạnh các dự án điện gió là các dự án động lực của tỉnh. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư chủ động thi công các công trình điện gió. Về phía nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cần nhanh chóng hoàn thành các hồ sơ, thủ tục, tập trung nguồn lực để triển khai nhanh dự án đảm bảo đúng tiến độ.
Sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành, điện được phát hòa vào mạng điện lưới quốc gia trên đường dây 220kV Giá Rai - Bạc Liêu 2. Nhà máy không chỉ tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân, tăng nguồn thu ngân sách địa phương với giá trị hàng năm trên 80 tỷ đồng mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho toàn khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Dự án Điện gió Hòa Bình 5 giai đoạn 1 mới được UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 17/9/2020. Ông Trung cho biết “giấc mơ trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước tại tỉnh Bạc Liêu đang dần trở thành hiện thực”.
Hải Lam
Công suất điện gió và điện mặt trời tăng khoảng 30.000MW vào năm 2030
Tới năm 2030, dự kiến công suất các nhà máy điện gió trên đất liền, ngoài khơi và điện mặt trời, tăng thêm khoảng gần 30.000MW.
">Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà máy điện gió lớn nhất trên đất liền
Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam. Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ [email protected]
Nhóm PV
">Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
- Yếu tố “vàng” phát triển thành phố
Sự phát triển của hạ tầng đô thị luôn là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn lại các thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã mở lối sự phát triển nhanh chóng hiện nay. TP. Bảo Lộc với sự đầu tư đúng mức vào cơ sở hạ tầng kỳ vọng trở thành thị trường được các nhà đầu tư “điểm mặt gọi tên” trong thời gian tới.
Không chỉ được đầu tư giao thông nội thành hoàn chỉnh, Bảo Lộc còn sở hữu lợi thế với những tuyến cao tốc liên tỉnh, nổi bật có cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Liên Khương được nhận định như “trục con thoi” giữa hai đầu kinh tế lớn phía nam và Tây Nguyên đang được khẩn trương khởi công.
Mới đây, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. Cao tốc kết nối hoàn chỉnh với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Liên Khương - Prenn (Đà Lạt), đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Hoai, Đạ Tẻ, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc, dự kiến dài khoảng 67 km, quy mô 4 làn xe với tổng kinh phí khoảng 18.000 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dự kiến được khởi công trong quý III/2022 và hoàn thành vào năm 2025 Khi hoàn thành, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian đi lại từ Tây Nguyên về Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần giảm tải ùn tắc giao thông trên quốc lộ 20.
Thêm vào đó, Bảo Lộc cũng đã chọn được nhà đầu tư và lên phương án xây dựng sân bay Lộc Phát với quy mô 50 - 100ha, hình thành sân bay cấp 3C. Nắm bắt lợi thế từng là sân bay quân sự, sân bay Lộc Phát có tiềm năng để xây dựng thành sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng. Sân bay hiện sở hữu hệ thống đường băng dài 1.300m, rộng 30m. Nếu được nâng cấp, đưa vào hoạt động, hứa hẹn giúp Bảo Lộc có một bước nhảy vượt bậc, tiệm cận các chỉ tiêu của một đô thị loại I.
Hình thành cộng đồng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Những chuyển biến tích cực của hạ tầng giao thông trở thành bàn đạp đưa BĐS Bảo Lộc đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo lực đẩy cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các chuyên gia nhận định Bảo Lộc đang dần “vượt mặt” Đà Lạt, được định hướng trở thành “thủ phủ” kinh tế Tây Nguyên, qua đó góp phần kích thích BĐS ngày càng sôi động và phát triển.
Thực tế cho thấy, Bảo Lộc vài năm trở lại đây luôn là điểm đến du lịch lý tưởng thay cho một Đà Lạt đang bị quá tải. Theo thống kê, lượng khách du lịch đến Bảo Lộc tăng qua từng năm. Đặc biệt, vào những thời điểm tổ chức sự kiện lớn như Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng, số lượng khách tăng đều từ 6,5 - 7%.
Du khách đánh giá cao Bảo Lộc ở vị trí không quá xa TP.HCM, chỉ cách khoảng 193km và khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm cùng những thắng cảnh giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Khách du lịch đến đây còn được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng đậm chất thiên nhiên, cách biệt với vẻ đông đúc nhộn nhịp. Kết hợp với giao thông ngày càng thuận tiện, Bảo Lộc đang thu hút được lượng lớn cộng đồng cư dân hiện đại - những người yêu thích sống xanh và mong muốn sở hữu “ngôi nhà thứ 2” tại thành phố du lịch xinh đẹp này.
Hiện nay, TP. Bảo Lộc đang có 48 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư để xây dựng thành phố sinh thái và dịch vụ, nghỉ dưỡng, một mức tăng trưởng vượt bậc so với những năm trước Theo Đồ án quy hoạch chung TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, không gian đô thị TP. Bảo Lộc sẽ được mở rộng rộng lên hơn 597km2, bao gồm các xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc và Lộc Nam (huyện Bảo Lâm) xứng tầm đô thị “hạt nhân” phía nam của tỉnh Lâm Đồng theo hướng đô thị sinh thái xanh hiện đại, dịch vụ thân thiện cùng công nghiệp và nông nghiệp hoá thông minh.
Đồ án này giúp mở rộng quỹ đất của Bảo Lộc và trở thành nền tảng để xây dựng những dự án BĐS nghỉ dưỡng cao cấp. Đó cũng là lý do thời gian qua, hàng loạt “ông lớn” BĐS phía nam tham gia vào thị trường giàu tiềm năng này. Một số dự án trọng điểm đang được quan tâm có thể kể đến: Dự án Tổ hợp khu thương mại - khách sạn 5 sao (tại chợ cũ Bảo Lộc); Sân golf Lộc Phát - Lộc Thắng; Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung…
Theo các chuyên gia, sở dĩ Bảo Lộc trở thành “lãnh địa” mới của các tập đoàn lớn là vì tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao. Dù có biên độ gia tăng đều đặn qua từng năm nhưng giá đất tại đây chỉ dao động ở mức 13 - 20 triệu/m2 tại khu vực trung tâm. Nắm bắt lợi thế đó, thị trường Bảo Lộc trở thành điểm đến lý tưởng của những dự án nghỉ dưỡng cao cấp, góp phần hình thành cộng động cư dân văn minh, hiện đại trong tương lai.
Lệ Thanh
">Lợi thế hạ tầng nâng tầm BĐS nghỉ dưỡng Bảo Lộc
Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
Thông tin mới nhất liên quan đến việc mua bản quyềnphát sóng Ngoại hạng Anh mùa giải 2016-2019, mới đây Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã gửi công văn tới Ban Tổ chức Ngoại hạng Anh (Ban tổ chức EPL).
Theo nội dung văn bản này, VNPayTV đã thông báo cho Ban tổ chức EPL về việc Hiệp hội sẽ là đơn vị chủ trì Ban đàm phán mua bản quyền truyền hình Giải bóng đá Ngoại hạng Anh các mùa giải 2016-2019 của Việt Nam.
VNPayTV thông báo rõ quan điểm của Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT về việc mua bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh mùa giải 2016-2019, tiến trình thành lập Ban đàm phán, cũng như việc trao đổi với MP&Silva về vấn đề mua bản quyền.
VNPayTV đã tái khẳng định nguyên tắc đàm phán đã được thống nhất đó là: Không mua bản quyền truyền hình Giải bóng đá Ngoại hạng Anh các mùa giải 2016-2019 bằng mọi giá mà chỉ mua với giá không quá 20% so với mức giá của các mùa giải 2013-2016.
Mua toàn bộ những trận đấu của Giải Ngoại hạng Anh ( không có bất cứ hình thức độc quyền nào). Ban đàm phán mua bản quyền truyền hình Giải bóng đá Ngoại hạng Anh các mùa giải 2016-2019 tại Việt Nam do Hiệp hội chủ trì. Các đơn vị cam kết không đàm phán riêng rẽ.
">VNPayTV thông báo cho BTC Ngoại hạng Anh nguyên tắc mua bản quyền của Việt Nam
Kết quả đo lường hoạt động của người dân trên các nền tảng số Việt Nam. (Nguồn: Văn phòng thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số) Sổ sức khỏe điện tử là điểm sáng tiếp theo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ứng dụng này liên tục giữ vị trí đứng đầu về lượt tải và số lượng người dùng thường xuyên trong nhóm y tế, với gần 20 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, còn có VOV Bác sĩ 24 - ứng dụng giúp kết nối trực tiếp người dân với bác sĩ để tư vấn sức khỏe, đã có khoảng 20.000 người sử dụng hằng tháng
Với lĩnh vực giao hàng, ứng dụng Viettel Post chuyển phát nhanh đứng vững vị trí số 1 trên thị trường ứng dụng phục vụ giao hàng ở Việt Nam. Viettel Post có trung bình khoảng 3,5 triệu người sử dụng hằng tháng, tiếp đó là My Vietnam Post có trung bình khoảng 2,6 triệu người sử dụng hằng tháng.
Lĩnh vực tài chính số phát triển khá ổn định, vững chắc và tương đối đồng đều giữa các ngân hàng. Trong đó số lượng người sử dụng hằng tháng của Vietcombank là 12,2 triệu; MB là 7,82 triệu; BIDV là 7,62 triệu; ViettinBank là 5,46 triệu và AgriBank là 4,86 triệu.
Tuy nhiên, kết quả đo lường của Bộ TT&TT cũng chỉ ra rằng, hầu hết các nhóm nền tảng xã hội số khác còn phát triển khá khiêm tốn, trong đó một số nền tảng số như du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe có dấu hiệu suy giảm trong Quý 1/2022.
Đơn cử như, ứng dụng gọi xe khách An vui và Vé xe rẻ có lượng người sử dụng suy giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19. Số lượng người sử dụng sụt giảm khoảng 80% so với cùng kỳ Quý I/2021. Tuy nhiên, thị trường ứng dụng vé xe khách hiện vẫn là thị trường dành riêng cho các nền tảng số Việt Nam, chưa có sự hiện diện của nền tảng số nước ngoài.
Ở lĩnh vực du lịch, 2 nền tảng số Việt Nam VnTrip và MyTour có số lượng người sử dụng hằng tháng không đáng kể, do du lịch trong quý I/2022 tạm ngừng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hay với nền tảng số Việt Nam phục vụ học tập, 3 nền tảng phục vụ các cơ sở giáo dục gồm VNEdu, K12Online, MobiEdu của các VNPT, Viettel và MobiFone đều có số lượng người sử dụng hằng tháng nhỏ hơn 1 triệu. Ba nền tảng số Việt Nam phục vụ các em học sinh có thể trực tiếp lên học trực tuyến các môn học hoặc làm bài tập lần lượt là Azota có số lượng truy cập hằng tháng vào khoảng 25,6 triệu lượt, Học mãi khoảng 2,9 triệu lượt và Ôn luyện khoảng 470.000 lượt.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ thí điểm đánh giá, công bố các nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.
Trong năm 2022, một số nhóm nhu cầu cơ bản, phổ biến của người dân gồm: Thông tin liên lạc; Đi lại; Mua sắm, thương mại điện tử; Cập nhật tin tức; Học tập; Sức khỏe; Du lịch; An toàn thông tin mạng; Thanh toán sẽ được Bộ TT&TT ưu tiên thí điểm triển khai chương trình đưa người dân lên các nền tảng số.
Hiện tại các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có nền tảng số phục vụ người dân đã được hướng dẫn gửi hồ sơ đăng ký đánh giá nền tảng về Bộ TT&TT để được hỗ trợ thúc đẩy sử dụng nếu đáp ứng những tiêu chí đề ra.
Bộ TT&TT cũng đã đề nghị các địa phương tích cực triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi toàn quốc để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các nền tảng số Việt Nam.
Vân Anh
">Nền tảng số Việt Nam lĩnh vực liên lạc được người dân sử dụng nhiều
- Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh lân cận diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới trong cộng đồng tăng nhanh, từ ngày 29/6-10/7, EVNGENCO 3 kết hợp đơn vị y tế tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người lao động làm việc tại cơ quan của tổng công ty.
Đại diện EVNGENCO 3 cho biết: “Theo kết quả xét nghiệm lần này, toàn bộ CBCNV của cơ quan EVNGENCO 3 đều âm tính với SARS-CoV-2”.
EVNGENCO 3 tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch khi xét nghiệm nhanh Covid-19 cho CBCNV Đại diện EVNGENCO 3 chia sẻ: “Với kết quả này, người lao động EVNGENCO 3 có thể yên tâm hơn về sức khỏe. Khi bắt buộc phải đi công tác, CBCNV sẽ được thực hiện xét nghiệm trước và sau mỗi chuyến đi, để vừa đảm bảo an toàn cho các đơn vị, vừa góp phần đảm bảo công tác sản xuất điện liên tục”.
Theo đó, việc thực hiện xét nghiệm nhanh sẽ hỗ trợ cho việc triển khai nhanh chóng, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của EVNGENCO 3. Đại diện EVNGENCO 3 phân tích: “Qua xét nghiệm, nếu phát hiện sớm trường hợp dương tính thì công tác xử lý, khoanh vùng sẽ được triển khai kịp thời, triệt để. Người có kết quả dương tính sẽ được thăm khám, điều trị. Với việc tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 cho CNCNV, EVNGENCO 3 mong muốn đảm bảo tốt sức khỏe cho cán bộ, nhân viên, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra”.
Vĩnh Phú
">Xét nghiệm nhanh Covid